Có rất nhiều công ty hiện nay đã tự đưa mình vào cuộc cạnh tranh về giá để bán hàng và có được nhiều khách hàng. Tuy nhiên nếu họ chạy theo cách này thì đến một lúc sẽ cảm thấy mình hụt hơi, đặc biệt là rất rủi ro đối với những đơn vị không có đủ tiềm lực về tài chính.
Nếu bạn không còn sự chọn nào khác thì khi đó mới đi theo chiến lược cạnh tranh về giá. Bạn nên định vị SỰ KHÁC BIỆT để thu hút một nhóm khách hàng nhất định. Sau đây là một số cách để tránh sự cạnh tranh về giá, đạt được doanh thu cao và đảm bảo kế hoạch lợi nhuận đề ra.
3 cách thay thế chiến lược cạnh tranh về giá
Chiến lược phóng to, thu nhỏ
– Phóng to: tạo nên một cái gì đó thực sự to và hoành tráng. Ví dụ: đặt mô hình một sản phẩm thật to trước cửa hàng để thu hút chú ý, bán những sản phẩm khủng có hình dạng khác thường…
– Thu nhỏ: tạo ra sự đơn giản, dễ sử dụng, gọn nhẹ. Ví dụ: Google bắt đầu đơn giản chỉ là một ô “Search” nhỏ và đơn giản.
Chiến lược thích ứng với từng bối cảnh khác nhau
Chiến lược này còn được gọi là chiến lược đi vào vấn đề ngách.
Ví dụ: Cung cấp chuột máy tính nhưng là loại chuột không dây và bắt được wifi. Xe đạp thể thao nhưng có thể leo núi. Đồng hồ đeo tay có khả năng chịu nước ở độ sâu…
Chiến lược 2 trong 1, hoặc 3 trong 1
Khách hàng có tâm lý thường rất thích sản phẩm đóng gói, mua một sản phẩm nhưng được nhiều tính năng, hơn là phải phải mua 2 hay 3 sản phẩm riêng lẻ khác nhau.
Bạn chỉ nên đóng gói đến 2 hoặc 3 cái nổi bật có liên quan đến nhau, còn các chi tiết phụ thì không cần đề cập tới. Bởi vì, nếu gộp nhiều cái lại với nhau thì sẽ bị loãng, giảm giá trị và tính hiệu quả của chiến lược đóng gói.
Có rất nhiều trường hợp thành công bằng sự khác biệt hoá, trong khi chiến lược cạnh tranh về giá chỉ là một biểu hiện bề nổi.